Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp một số câu hỏi liên quan đến giao dịch ký quỹ – Margin trong chứng khoán như: Margin là gì? Dư ký quỹ – Free margin là gì? Mức ký quỹ là gì? Mỗi sàn chứng khoán có yêu cầu ký quỹ và dịch vụ của riêng mình. Vì vậy, trader cần hiểu cách hoạt động của chúng trước khi lựa chọn sàn chứng khoán và bắt đầu giao dịch ký quỹ
Mục Lục
Margin là gì? Giao dịch ký quỹ là gì?
Margin trading, tiền ký quỹ, tài khoản ký quỹ hay giao dịch ký quỹ là khái niệm quan trọng nhất trong giao dịch ngoại hối Forex. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hoặc hiểu sai ý nghĩa của thuật ngữ này. Margin trong Forex là tiền đặt cọc mà trader gửi cho sàn chứng khoán để duy trì vị thế giao dịch. Margin không phải chi phí giao dịch mà là một phần vốn chủ sở hữu được dùng làm tiền ký quỹ.
Tiền ký quỹ ảnh hưởng đến trải nghiệm giao dịch của trader theo hướng tích cực và cả tiêu cực. Nó có thể gia tăng lợi nhuận cũng có thể gia tăng thua lỗ lên nhiều lần. Các sàn chứng khoán lấy tiền ký quỹ của trader và gộp nó với tiền ký quỹ của trader khác để đặt lệnh giao dịch vào mạng lưới liên ngân hàng toàn cầu.
Margin được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tống số lệnh giao dịch. Hầu hết yêu cầu ký quỹ trong Forex rơi vào khoảng 2%, 1%, 0.5%, 0.25%. Dựa vào yêu cầu ký quỹ của sàn Forex, trader sẽ tính được mức đòn bẩy tối đa mà mình có thể sử dụng với tài khoản giao dịch.
Hãy xem mức ký quỹ trong forex (margin forex), hay tỷ lệ đòn bẩy, ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận và thua lỗ trong bảng Forex dưới đây.
(Lưu ý: Tỷ lệ đòn bẩy trong Giao dịch 2 và 3 chỉ khả dụng với tài khoản Professional (Tối đa có thể lên đến 1:1000) Professional là tài khoản giao dịch cho trader có kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn để ra quyết định đầu tư cũng như đánh giá rủi ro liên quan. Để nâng cấp tài khoản lên Professional, trader cần điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của sàn.
Dư ký quỹ – Free Margin là gì?
Free margin (Dư ký quỹ) là số dư trong tài khoản giao dịch chưa được trader sử dụng để mở vị thế nào. Vì thế, trader có thể dùng nó để mở các vị thế giao dịch mới. Dư ký quỹ là tiền chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và tiền ký quỹ. Nếu lệnh giao dịch mới giúp trader kiếm thêm nhiều tiền, lợi nhuận càng lớn, thì vốn sở hữu ban đầu tăng lên càng cao và trader sẽ có càng nhiều free margin. Có những trường hợp thị trường phải xử lý vị thế giao dịch mở và lệnh chờ cùng một lúc.
Khi đó, nếu thị trường muốn kích hoạt lệnh chờ nhưng trader lại không đủ số dư ký quỹ free margin trong tài khoản, thì lệnh chờ sẽ không được kích hoạt hoặc bị hủy tự động. Điều này khiến một số trader nghĩ rằng sàn chứng khoán không thực thi lệnh của họ. Nhưng thực tế, lệnh không được thực thi vì trader không có đủ số dư ký quỹ free margin trong tài khoản giao dịch.
Mức ký quỹ – Margin Level là gì?
Để giao dịch Forex tốt hơn, trader phải thực sự hiểu tài khoản ký quỹ là gì. Margin level, mức ký quỹ hay tỷ lệ ký quỹ cũng là một khái niệm quan trọng mà trader nắm rõ. Margin level so sánh tiền ký quỹ có thể sử dụng với tiền ký quỹ đã được sử dụng dựa trên giá trị phần trăm. Nói cách khác, margin level được tính dựa trên vốn chủ sở hữu và tiền ký quỹ đã sử dụng với công thức như sau:
- Mức ký quỹ = ( vốn chủ sở hữu/tiền ký quỹ đã dùng) x 100
Các sàn chứng khoán dùng mức ký quỹ để xác định xem trader có thể mở vị thế giao dịch mới hay không. Các sàn chứng khoán khác nhau có giới hạn mức ký quỹ khác nhau, nhưng hầu hết sẽ đặt giới hạn này ở mức 100%. Giới hạn này được gọi là mức gọi ký quỹ – margin call level. Mức gọi ký quỹ 100% là khi mức ký quỹ tài khoản đạt 100%, và trader chỉ có thể đóng vị thế giao dịch nhưng không thể mở vị thế giao dịch mới.
Mức gọi ký quỹ 100% xảy ra khi vốn sở hữu bằng với tiền ký quỹ đã sử dụng. Nó thường xảy ra khi trader có vị thế giao dịch thua lỗ và thị trường liên tục đi ngược lại với xu hướng mong muốn của trader. Khi đó, vốn sở hữu sẽ bằng với tiền ký quỹ đã sử dụng và trader không thể mở thêm bất kỳ lệnh giao dịch nào.
Mức ký quỹ là gì: Ví dụ
Để trader hiểu mức ký quỹ – margin level là gì, margin trong forex là gì, Admiral Markets sẽ dùng ví dụ dưới đây:
- Giả sử ta có 10.000 đô la trong tài khoản và một lệnh giao dịch thua lỗ với tiền ký quỹ là 1.000 đô la. Nếu thị trường đi ngược xu hướng mong muốn và ta thua 9.000 đô la, thì vốn sở hữu chỉ còn 1.000 đô la (10.000 – 9.000 = 1,000), bằng với tiền ký quỹ đã sử dụng. Do đó, mức ký quỹ sẽ là 100%. Khi mức ký quỹ đạt 100%, ta không thể mở lệnh giao dịch mới trừ khi thị trường đột ngột đảo chiều và vốn sở hữu trở nên lớn hơn tiền ký quỹ.
Trường hợp thị trường tiếp tục đi ngược lại xu hướng mong muốn, thì sàn Forex buộc phải cắt hết các lệnh thua lỗ của trader. Giới hạn này được gọi là mức dừng – Stop Out Level. Khi sàn Forex thiết lập mức dừng 5%, nền tảng giao dịch sẽ tự động đóng các lệnh thua lỗ của trader nếu mức ký quỹ đạt 5%. Xin lưu ý rằng nền tảng giao dịch bắt đầu đóng từ lệnh thua lỗ lớn nhất.
Thông thường, việc đóng một lệnh giao dịch thua lỗ sẽ làm mức ký quỹ cao hơn 5%, vì tiền ký quỹ sử dụng cho lệnh giao dịch này được giải phóng. Khi đó, tổng tiền ký quỹ đã sử dụng giảm và mức ký quỹ tăng lên. Hệ thống thường lấy mức ký quỹ cao hơn 5% bằng cách đóng lệnh giao dịch lớn nhất trước. Nếu các lệnh giao dịch thua lỗ khác tiếp tục thua và mức ký quỹ đạt 5%, hệ thống chỉ việc đóng một lệnh giao dịch thua lỗ khác.
Nguyên nhân sàn chứng khoán đóng vị thế giao dịch khi mức ký quỹ chạm tới mức dừng là vì họ không thể để trader mất nhiều hơn số tiền đã gửi vào tài khoản giao dịch. Thị trường có thể mãi mãi đi ngược xu hướng trader mong muốn và sàn chứng khoán không đủ khả năng chi trả cho các khoản lỗ liên tục này.
Lệnh gọi ký quỹ – Margin Call là gì? Khi nào bị call margin?
Margin call hay lệnh gọi ký quỹ là một trong những cơn ác mộng lớn nhất mà forex trader phải đối mặt. Trader bị call margin khi sàn chứng khoán thông báo tiền gửi ký quỹ đã giảm xuống dưới mức tối thiểu, do các vị thế giao dịch hiện tại đang đi ngược xu hướng thị trường và thua lỗ.
Giao dịch ký quỹ là một chiến lược đầu tư Forex đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng trader cần hiểu rủi ro có thể xảy ra. Trader phải nắm được cách hoạt động của tài khoản ký quỹ, đọc kỹ các điều khoản kỹ quý mà sàn chứng khoán đưa ra. Nếu có bất cứ điều gì không rõ ràng trong điều khoản ký quỹ, hãy đặt câu hỏi và đảm bảo mình đã hiểu.
Có một thực tế khá khó chịu liên quan đến lệnh gọi ký quỹ trong Forex. Đó là trader thậm chí không nhận được margin call trước khi các vị thế giao dịch bị đóng. Nếu số tiền trong tài khoản xuống dưới mức tiền gửi ký quỹ tối thiểu, sàn chứng khoán sẽ đóng một số hoặc tất cả lệnh giao dịch, như đã đề cập trước đó trong bài viết này, để ngăn không cho tài khoản của trader bị âm.
Làm thế nào để tránh bị Call Margin
Làm thế nào để tránh điều này? Trader có thể tránh bị margin call bằng cách thường xuyên theo dõi tài khoản và sử dụng lệnh cắt lỗ trên các lệnh giao dịch để giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, trader cũng có thể áp dụng chính sách quản lý rủi ro trong giao dịch. Nếu có chính sách quản trị rủi ro hiệu quả, trader sẽ hiểu rõ về chúng, dự đoán được chúng và tránh được chúng.
Margin chứng khoán là một chủ đề có nhiều ý kiến tranh luận. Một số trader cho rằng sử dụng quá nhiều tiền ký quỹ khá là nguy hiểm, nhưng thực ra điều đó phụ thuộc vào phong cách giao dịch và kinh nghiệm mà trader có. Nếu giao dịch trên tài khoản ký quỹ, trader cần nắm rõ chính sách của sàn chứng khoán đối với tài khoản ký quỹ là gì và chấp nhận các rủi ro liên quan. Hãy thật cẩn thận và tránh bị lệnh gọi ký quỹ – margin call trong forex.
Hầu hết các sàn chứng khoán yêu cầu mức ký quỹ cao hơn vào cuối tuần. Thực tế cho thấy trong tuần trader chỉ cần mức ký quỹ 1% nhưng nếu muốn giữ lệnh giao dịch vào cuối tuần, trader phải chấp nhận mức ký quỹ 2% hoặc cao hơn.
Margin trong Forex: Kết luận
Như vậy, trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu tất cả vấn đề liên quan đến ký quỹ chứng khoán như margin trading là gì, tài khoản ký quỹ là gì, margin level là gì, call margin là gì, khi nào bị call margin. Nhờ đó, trader hiểu rõ và có thể áp dụng margin vào chiến lược Forex để giao dịch hiệu quả và thành công hơn.