098.363.7870

Pull back là gì? Cách giao dịch pullback trading strategy hiệu quả

Thị trường di chuyển theo xu hướng, tuy chúng không xảy ra đồng nhất, nhưng ta vẫn dễ dàng nhận ra những khoảng lùi về giá được gọi là pullback và throwback.

Pullback hay pull back là một khái niệm cơ bản trong giao dịch nhưng rất nhiều trader lại chưa sử dụng nó đúng cách. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tất tần tật về chiến lược pullback trading strategy, bao gồm:

Hiện tượng pullback là gì? Pull back là gì?

Trong giao dịch chứng khoán, hiện tượng pullback được dùng để chỉ các giai đoạn giá tạm thời đi ngược lại với xu hướng chính, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ đã được thiết lập trước đó.

➤ Nói chung, trader gọi bất kỳ sự thoái lui nào trên đường hỗ trợ hoặc kháng cự rồi quay trợ lại để tiếp tục xu hướng là pullback. Tuy nhiên, pullback chỉ nên được áp dụng cho các xu hướng giảm giá.

Với các giai đoạn giá tạm thời đi ngược lại xu hướng tăng, ta sẽ dùng thuật ngữ throwback. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này ở phần sau của bài viết.

Cách nhận biết hiện tượng pull back?

Chúng ta dễ dàng nhận ra pullback khi “giá bật lại -bounce” không thể phá vỡ đường hỗ trợ cũ (giờ là đường kháng cự) và quay trở lại xu hướng giảm. Đây là lúc giá đi ngược xu hướng thị trường trong một khoảng thời gian ngắn, giúp trader vào lệnh –  thường là lệnh bán (lệnh short), trước khi xu hướng tiếp tục.

Trader có dễ dàng nhận ra hiện tượng pullback forex trong hình ảnhđơn giản dưới đây:

Trader sử dụng phương pháp swing trading là những người nên chú ý đến hiện tượng pullback và throwback.

Sự khác biệt giữa throwback là pullback là gì?

Pull back – Throwback là gì?

Throwback, cũng giống như pull back, là các giai đoạn giá tạm thời đi ngược với xu hướng chính, ở đây là xu hướng tăng. Với throwback, giá phá vỡ đường kháng cự và không lâu sau, nó bật trở lại đường kháng cự cũ (giờ đã là đường hỗ trợ) và quay trở xu hướng tăng. Đây là lúc trader có thể vào lệnh mua (lệnh long).

Pullback và throwback tạo cơ hội giao dịch thứ 2 sau khi trader bỏ lỡ cơ hội giao dịch khi giá phá vỡ đường hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó, phụ thuộc vào việc xu hương tăng hay giảm.

Để xác nhận xem chúng ta đang gặp hiện tượng pullback hay throwback, ngoài biến động giá, trader cũng nên để ý đến khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch có xu hướng giảm từ thời điểm phục hồi (rebound) cho đến khi giá chạm đến đường hỗ trợ hoặc kháng cự. 

Khi sử dụng chiến lược giao dịch pullback trading strategy hoặc throwback, trader cần phải có kiên nhẫn, và đặc biệt là, kinh nghiệm. 

Một số trader mới thường mở vị thế giao dịch sau khi đường hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ, và trước khi giá điều chỉnh. Khi họ thấy xu hương thay đổi, họ liền đóng giao dịch mà không cần xác nhận xem đó là hiện tương pullback hay throwback. 

Nhưng làm thế nào trader biết được giá sẽ thoái lui bao nhiêu? Mức thoái lui (retracment) có thể xảy ra với bất kỳ đường xu hướng hay chỉ báo nào: đường trung bình động, pivot points , mức Fibonacci hay đường xu hướng. 

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các ví dụ về pull back và throwback trong phần tiếp theo.

Ví dụ về throwback và pullback trong giao dịch

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau xem một biểu đồ giao dịch pullback và throwback.

Chiến lược giao dịch pullback trading strategy: Ví dụ

Như trader có thể thấy trên biểu đồ, trước khi pullback, giá phá vỡ đường hỗ trợ và bắt đầu con đuờng giảm giá. Điều đó bị gián đoạn khi giá kiểm tra lại mức hỗ trợ và chuyển sang đường kháng cự, rồi quay trở lại xu hướng giảm.

Nguồn: MetaTrader 5 . Biểu đồ H1 DAX30: Được chụp ngày 16/12/2020.

Pullback – Chiến lược giao dịch Throwback: Ví dụ

Trong biểu đồ dưới đây, trader có thể thấy ví dụ về throwback sử dụng kênh giá tăng làm đường hỗ trợ và kháng cự.

Trong trường hợp này, xu hướng tăng bị gián đoạn tạm thời. Giá đang di chuyển tới mức kháng cự cũ, chạm tới phần dưới của kênh  và bật trở lại tiếp tục xu hướng tăng.

Nguồn: MetaTrader 5. Biểu đồ H4 Iberdrola.Được chụp ngày 16/12/2020.

 Nếu muốn sử dụng chiến lược throwback và pullback trading, trader cần chờ đến khi giá đảo chiều trong một xu hướng tăng hoặc giảm, nghiên cứu khối lượng giao dịch và xác nhận xem liệu xu hướng chinh có tiếp tục nữa hay không để tìm ra điểm vào lệnh tốt nhất.

Giao dịch Pull back và Throw back – Kết luận

Pullback trong giao dịch xảy ra khi giá thoái lui về mức hỗ trợ trước đó (hiện giờ chuyển thành mức kháng cự) và tạm thời làm gián đoạn xu hướng giảm. Trader có thể dễ dàng nhận ra hiện tượng pullback nhờ vào đường hõ trợ và kháng cự trên biểu đồ. Pullback có thể được hình thành với đường trung bình động, đường ngang hoặc đường xu hướng hoặc thông qua các hình (tam giác, cờ, kênh…).

Throwback thì ngược lại.  Nó xảy ra khi giá thoái lui về mức kháng cự trước đó (giờ chuyển thành mức hỗ trợ) và tạm thời làm gián đoạn xu hướng tăng.

Nếu có thể xác định 2 điểm giá thoái lui trên, trader sẽ tìm thấy các tín hiệu gia nhập thị trường, như sau:

➤ Nếu gặp xu hướng tăng và tìm ra hiện tượng throwback, trader có thể đặt lệnh mua

➤  Nếu gặp xu hướng giảm và tìm thấy hiện tượng pullback, trader có thể đặt lệnh bán.

Nguồn : Từ Internet

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận