098.363.7870

Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ? Stop loss bao nhiêu

Để giao dịch chứng khoán thành công, trader cần quản trị rủi ro thật tốt. Trader mới thường không thoát lệnh giao dịch thua lỗ vì tự tin rằng thị trường sẽ dịch chuyển theo hướng mình mong muốn.

Đây là sai lầm cơ bản mà các trader thiếu kinh nghiệm thường mắc phải – họ tin rằng mình đúng và thường đặt cảm xúc lên trên logic. Trader có kinh nghiệm sẽ biết cách dừng lỗ bằng lệnh stop loss trong chiến lược giao dịch của mình.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các vấn đề liên quan đến stop loss order (lệnh cắt lỗ):

Lệnh Stop Loss

Lệnh Stop Loss là chủ đề chính của bài viết hôm nay. Giao dịch và đầu tư là 2 lĩnh vực vô cùng hấp dẫn. Không chỉ đem lại nguồn thu nhập tốt, thị trường tài chính còn đem tới cho trader rất nhiều kiến thức, kỹ năng tâm lý, kỹ năng tính toán và kinh nghiệm tuyệt vời. 

Do đó, hầu hết những người từng đầu tư giao dịch đều sẽ tiếp tục nó trong suốt phần đời còn lại của mình. Họ có thể tạm dừng một thời gian, nhưng nó sẽ luôn hiện hữu trong tâm trí họ.

Ban đầu, trader mới có thể cảm thấy khá tồi tệ khi giao dịch trên các thị trường nhiều biến động, như Forex, hàng hóa hoặc chỉ số chứng khoán. Họ có thể phải vật lộn với những tổn thất nghiêm trọng về tài chính, những biến động cảm xúc và cảm giác thiếu tự tin. 

Đây đều là những dấu hiệu tiêu cực do tổn thất tài chính không thể thu hồi từ việc giao dịch mà không có điểm cắt lỗ, dừng lỗ hay stop loss, khiến thua lỗ ngày càng tăng cao. 

Lệnh Stop loss là gì? Cắt lỗ là gì?

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng stop loss, trader cần hiểu lệnh stop loss là gì, sl trong chứng khoán là gì.

Stop loss hay stop loss order là lệnh cắt lỗ được trader sử dụng để bán một chứng khoán tại mức giá đã định trước trên các sàn Forex và CFD. Lệnh stop loss giúp trader hạn chế mức thua lỗ của một vị thế giao dịch.

Lệnh Cắt lỗ giúp nhà đầu tư giới hạn mức lỗ tối đa mà họ có thể chấp nhận. Khi giá đạt đến mức cắt lỗ, lệnh sẽ được đóng lại. Với vị thế mua, trader chỉ có thể thực thi lệnh stoploss tại giá Bid và đặt stop loss tại mức giá thấp hơn giá Bid hiện tại. Với vị thế bán, trader chỉ có thể thực thi lệnh stoploss tại mức giá Ask và đặt stop loss tại mức giá cao hơn mức giá Ask hiện tại

Trader cần nhớ rằng: Lệnh stop loss có thể dùng để bảo vệ lợi nhuận đã tạo, khi nó được đặt tại điểm hòa vốn – ở trên giá vào lệnh (với vị thế mua) và ở dưới giá vào lệnh (với vị thế bán).

Tại sao nên sử dụng lệnh stop loss trong chứng khoán

Các trader mới hẳn sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên khi cần sử dụng lệnh cắt lỗ – stop loss order. Về cơ bản, trader đầu tư để kiếm lời chứ không phải để thua lỗ. Điều này hiển nhiên là đúng, không ai đầu tư để mất tiền cả, ai ai cũng đều mong có lãi. Thế nhưng, số liệu thống kê cho thấy chỉ vài phần trăm người chơi có thể tồn tại trên thị trường trong hơn một năm mà chưa từng bị hết tiền trong tài khoản, chứ chưa nói đến đem lại lợi nhuận. Tại sao lại vậy?

Câu trả lời là cắt lỗ (Stop Loss) – lệnh quản trị vốn và rủi ro.  Tâm lý của con người thường không đáng tin, đặc biệt là khi chia tay hay buông bỏ những cảm xúc tiêu cực. Khi đó, nhà đầu tư thường có thói quen khiến thua lỗ nhiều hơn hoặc chốt lời quá sớm.

Stop Loss – Cắt lỗ:

  • được dùng để bảo vệ vốn,
  • là lệnh chờ được kích hoạt khi giá đạt tới mức lỗ mà trader thiết lập trước đó,
  • tự động đóng khi vị thế giao dịch thua lỗ.

Nói cách khác, Stop Loss Order giới hạn khoản lỗ của trader trên các vị thế giao dịch. Lệnh cắt lỗ (stop-loss) vô cùng hữu dụng vì:

  • nó loại bỏ cảm xúc khỏi quá trình ra quyết định giao dịch,
  • không cần kiểm soát vị thế giao dịch mọi lúc mọi nơi.

Trader có thể nghe các nhà giao dịch Forex thành công khoe khoang về việc không dùng lệnh quản trị rủi ro. Tất nhiên, họ có thể làm vậy nhưng số vốn họ quản lý như thế nào, quy mô giao dịch ra sao và chiến lược giao dịch của họ là gì. Một số trader không sử dụng lệnh cắt lỗ mà dùng các vị thế giao dịch đối lập để bảo vệ mình. Các trader dày dặn kinh nghiệm cũng có thể cắt lỗ tương đối sớm. Do đó, nếu chỉ nghe trader khác nói là không sử dụng stoploss mà từ bỏ tham số này thì thật sự không thỏa đáng. 

Các lệnh stoploss chứng khoán

Chúng ta nên chọn loại cắt lỗ nào? Để trả lời chính xác vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu các lệnh stoploss trong giao dịch chứng khoán.

Lệnh Stop loss được bảo đảm và không được bảo đảm

Về cơ bản, stoploss là lệnh cắt lỗ miễn phí và không được bảo đảm. Tuy vậy, cũng có sàn chứng khoán tính phí SL không được bảo đảm này.

  • Vậy lệnh stop loss được bảo đảm là gì?

Stop loss được bảo đảm là chính sách bảo hiểm mà các sàn chứng khoán đưa ra. Họ đảm bảo lệnh stoploss sẽ được đóng tại mức giá mà trader cài đặt. Trader mất một khoản phí nhỏ khi dùng lệnh stoploss được đảm bảo và nếu lệnh không được thực thi như mong muốn thì phí này thường được hoàn lại cho trader.

  • Tại sao nên chọn lệnh cắt lỗ được đảm bảo?

Bởi vì nó cho phép trader thực hiện lệnh cắt lỗ ở mức giá đã chỉ định, dù cho thị trường biến động như thế nào.

  • Lệnh cắt lỗ được đảm bảo LUÔN đáng tin?

Cũng không hẳn. Nhiều sàn chứng khoán tính phí dịch vụ stoploss được miễn trừ mọi trách nhiệm trong thời điểm thị trường biến động mạnh và có nhiều tin tức kinh tế lớn.

Để đảm bảo tính hiệu quả của lệnh stoploss được bảo đảm, trader cần kiểm tra thật kỹ các điều kiện giao dịch của sàn chứng khoán.

Lệnh stoploss được bảo đảm: Ví dụ

Sự kiện thiên nga đen với đồng franc Thụy Sĩ vào tháng 1/2015 là ví dụ điển hình cho việc sàn chứng khoán được miễn trừ mọi trách nhiệm trong thời điểm thị trường biến động mạnh. Chỉ trong vòng 3 phút, đồng tiền này đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Stop loss không được đảm bảo là lệnh dừng lỗ truyền thống. Trong đó, ta không thể đảm bảo lệnh cắt lỗ sẽ được thực thi tại mức giá thiết lập bởi thị trường biến động liên tục nên có thể bị gặp trượt giá. 

SL trong chứng khoán là gì: Phân loại lệnh cắt lỗ theo thị trường tài chính

SL trong chứng khoán là lệnh Stoploss, lệnh cắt lỗ. Tùy thuộc vào thị trường tài chính, lệnh stop loss được chia thành 2 loại

  • Stop loss forex
  • Stoploss chứng khoán

Lệnh cắt lỗ và chứng khoán là 2 khái niệm không thể tách rời. Về mặt kỹ thuật, lệnh cắt lỗ trong chứng khoán hơi khác một chút so với cắt lỗ trong forex. Điều này có liên quan đến việc giá cắt lỗ được thực thi trong giờ giao dịch. 

Stop loss trong chứng khoán là gì: Phân loại stoploss theo cách đặt lệnh cắt lỗ

Stop loss là lệnh dừng lỗ. Tùy thuộc vào cách đặt lệnh stop loss trong chứng khoán, ta có:

  • Lệnh cắt lỗ tĩnh
  • Lệnh cắt lỗ động (Trailing stop loss)

Lệnh cắt lỗ động hay trailing stop loss là gì? Cách thức hoạt động như thế nào? Trailing Stop Loss là lệnh cắt lỗ di chuyển theo giá ở khoảng cách mà trader đã xác định trước. 

Trailing stop loss tự điều chỉnh khi thị trường di chuyển theo hướng có lợi cho trader, giúp trader giảm thiểu rủi ro khi giao dịch sai xu hướng. 

Do đó, trailing stop loss là công cụ vô cùng hữu ích dành cho tất cả trader giao dịch theo xu hướng, những người thích quản lý tài khoản theo cách đặt lệnh và quên đi (set and forget), hay scalping. 

Stoploss chứng khoán theo khoảng cách tối thiểu

Sàn chứng khoán có thể yêu cầu trader đặt lệnh stoploss cách giá tài sản hiện tại một khoảng tối thiểu. Trong trường hợp này, lệnh stop loss được chia thành 2 loại:

  • Có khoảng cách tối thiểu
  • Không có khoảng cách tối thiểu

Trader nên chọn sàn chứng khoán không áp dụng khoảng cắt lỗ tối thiểu. Bằng cách này, trader có thể nhanh chóng mở và đóng một vị thế giao dịch để kiếm một vài pip.

Trader có thể đặt lệnh stop loss trên nền tảng MT4, MT5, Webtrader hoặc ứng dụng giao dịch của sàn.

Lệnh cắt lỗ trong chứng khoán: Những điểm cần lưu ý

Trader nào cũng muốn kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Thế nhưng, đầu tư forex và cfd luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đòi hỏi trader phải có chiến lược quản trị rủi ro hợp lý với lệnh stop loss chính xác.

Trước khi đặt lệnh Cắt lỗ, trader cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Mức lỗ tối đa trader có thể chấp nhận cho vị thế giao dịch này là bao nhiêu?
  • Độ biến động điển hình của công cụ tài chính trader đang giao dịch?
  • Mức cắt lỗ phù hợp nhất với chiến lược giao dịch trader đang sử dụng: Stop loss hay trailing stop loss?
  • Chiến lược giao dịch của trader là gì?
  • Vốn đầu tư của trader?

Đây đều là những câu hỏi khá cơ bản, nhưng trader mới thường không quan tâm hoặc không nhớ đến và điều đó khiến họ dễ bị thua lỗ.

Giao dịch trực tuyến cũng giống như giao dịch truyền thống. 

Bạn đầu tư một khoản tiền và cố thu về lợi nhuận lớn nhất có thể

CFD cho phép trader sử dụng đòn bẩy nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để giao dịch đạt hiệu quả cao nhất, trader cần có chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng và đặt lệnh cắt lỗ cho mỗi vị thế giao dịch. 

Một số trader đặt lệnh cắt lỗ (SL) dựa trên:

  • vốn đầu tư (theo tỷ lệ nhất định),
  • chỉ báo kỹ thuật (ví dụ: ADX )

Những điểm cần lưu ý khi đặt lệnh Cắt lỗ là:

  • Khung thời gian đầu tư (Scalping, Day trading hay đầu tư dài hạn)
  • Thị trường đầu tư (Forex, Chỉ số chứng khoán, Cổ phiếu hay Hàng hóa)
  • Sự biến động hàng ngày của công cụ tài chính mà trader giao dịch

Đặt stop loss bao nhiêu

Tùy thuộc vào mức chịu lỗ, trader có thể đặt stop loss:

  • theo một vài pip hoặc point
  • theo chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động
  • theo khung thời gian giao dịch
  • theo mức cao hoặc mức thấp gần nhất
  • theo ý của bản thân

Dù trader đặt stop loss bao nhiêu thì điều quan trọng nhất vẫn là sử dụng nó để hạn chế thua lỗ xuống mức tối đa.

Về cơ bản, việc đặt stop loss bao nhiêu phụ thuộc vào mức chịu lỗ và chiến lược đầu tư của trader.

Cách tính stop loss trong forex

✳️  Có rất nhiều cách tính stop loss trong forex. Hầu hết các chiến lược giao dịch đều nêu rõ điều kiện và khoảng cách cắt lỗ tính từ giá vào lệnh. Hãy cùng Admiral Markets tìm hiểu vấn đề này trong bài viết hôm nay

✳️  Thị trường giao dịch có một quy tắc vô cùng nổi tiếng, đặc biệt là với trader mới: Mức lỗ cho mỗi giao dịch không được vượt quá 2% tổng số vốn. Dựa trên quy tắc này, trader có thể tính mức cắt lỗ mà mình chấp nhận được. 

✳️ Nếu trader có 10.000 USD và mở vị thế giao dịch EUR/USD với khối lượng 1 lot, thì mức cắt lỗ chấp nhận được là :

1️⃣  1 lot EUR/USD = 100.000 EUR, một point dịch chuyển “có giá trị” 10 đô la.

2️⃣  2% vốn của trader là 200 USD. 

3️⃣ 200/10  = 20. Khi đó, trader có khả năng chịu mức “sụt giảm” tối đa là 19 point trước khi buộc phải đóng giao dịch. Lệnh dừng lỗ phải được đặt ở khoảng cách 20 point tính từ giá vào lệnh.

Cách đặt lệnh stop loss trên MT4 và MT5

Có rất nhiều cách đặt lệnh stop loss trên MT4 và MT5:

  1. Sử dụng công cụ được tích hợp sẵn trong MT4 và MT5

Nền tảng MetaTrader MIỄN PHÍ đươc tích hợp rất nhiều phương thức giao dịch

Trader có thể đặt lệnh cắt lỗ theo hai cách:

  • Trước khi mở vị thế: Nhập giá cắt lỗ mong muốn trong cửa sổ đặt lệnh “new order”.
  • Khi mở vị thế: Kéo điểm vào lệnh xuống để đặt mức cắt lỗ cho vị thế mua và kéo lên để đặt mức lỗ cho vị thế bán.

Nguồn: MetaTrader 5, biểu đồ EUR/USD. Được chụp ngày 02/04/2021.

✴️  Stop Loss Forex: Cách đặt lệnh cắt lỗ tĩnh

▷ Forex trader có thể đặt lệnh cắt lỗ tĩnh, không di chuyển hay thay đổi cho đến khi giao dịch chạm mức cutloss và stoploss được thiết lập. Cơ chế hoạt động của lệnh cắt lỗ tĩnh khá đơn giản, phù hợp với trader đang tìm kiếm tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận tối thiểu 1:1.

▷ Giả sử một swing trader ở Los Angeles mở vị thế giao dịch trong phiên châu Á, và kỳ vọng sự biến động ở phiên châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ giúp giao dịch của anh ta đem lại lợi nhuận. Trader này muốn giao dịch của mình có đủ thời gian để hoạt động, nhưng không bị lỗ quá nhiều trong trường hợp đi sai.

▷  Vì vậy, họ đã đặt lệnh dừng lỗ tĩnh tại mức 50 pip cho mỗi vị thế giao dịch. Mức chốt lời ít nhất phải bằng mức dừng lỗ. Do đó, mỗi lệnh giao dịch sẽ được chốt lời tại mức 50 pips. Nếu dùng tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận là 1: 2, trader cần đặt lệnh cắt lỗ tĩnh tại mức 50 pips, và chốt lời tại mức 100 pips. 

▷  Trader có thể đặt các lệnh dừng lỗ tĩnh dựa trên chỉ báo kỹ thuật, như ATR . Lợi ích chính của việc đặt lệnh stop-loss dựa trên chỉ báo kỹ thuật là việc ta có thể dùng thông tin thị trường thực để đặt điểm dừng lỗ. Nhờ đó, lệnh cắt lỗ sẽ được đặt chính xác hơn

▷  Ở 2 ví dụ trên, ta đã đặt lệnh chốt lời và cắt lỗ tĩnh tại mức 100 và 50 pip. Vậy mức dừng lỗ 50 pip có nghĩa gì với một thị trường đầy biến động, hay một thị trường đi ngang? Trong một thị trường đi ngang, 50 pips có thể là một động lực lớn, nhưng trong một thị trường biến động – 50 pips lại chỉ là một động lực nhỏ. Các chỉ báo kỹ thuật như ATR, hành động giá hay pivot point có thể cung cấp thông tin thị trường gần đây, giúp trader cắt lỗ và quản trị rủi ro tốt hơn. Vì thế, trader cần học cách đặt lệnh cắt lỗ trong chứng khoán cho chuẩn xác. 

✴️  Stop-Loss Forex: Cách đặt lệnh Trailing Stop

▷ Lệnh cutloss và stoploss tĩnh đem lại rất nhiều lợi ích cho trader – nhưng trader cũng đã tìm ra một khái niệm stop loss mới giúp họ tối ưu hóa phương pháp quản trị vốn của mình. Trailing stop loss là các điểm dừng lỗ có thể tự điều chỉnh khi giao dịch di chuyển theo hướng có lợi cho trader, giúp trader giảm thiểu rủi ro khi giao dịch sai. 

▷  Giả sử trader mở một vị thế mua EURUSD tại mức 1,3200 với mức cắt lỗ 1,3150 và chốt lời 100 pip ở mức 1,3300. Nếu giao dịch tăng lên 1,3250; trader có thể xem xét điều chỉnh lệnh dừng lỗ lên 1,3200 từ mức cắt lỗ ban đầu là 1,3150. Trailing stop loss sẽ tự di chuyển mức cắt lỗ sang giá vào lệnh hoặc giá hòa vốn. Do đó, khi cặp EUR/USD đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại, trader vẫn có thể sẽ bảo vệ lợi nhuận thu được từ vị thế ban đầu. 

▷  Điểm dừng hòa vốn này cho phép trader loại bỏ rủi ro ban đầu và đặt rủi ro đó vào một giao dịch ngoại hối khác, hoặc đơn giản là loại bỏ toàn bộ rủi ro và thay thế bằng vị thế mua EUR/USD được bảo vệ. Thị trường tài chính có rất nhiều lệnh trailing stop và lệnh dễ sử dụng nhất là trailing stop loss động.

▷  Lệnh trailing stop loss sẽ điều chỉnh mức cắt lỗ cho mỗi pip di chuyển theo hướng có lợi cho trader. Trong ví dụ trên, nếu cặp tiền EUR/USD di chuyển lên 1,3201 so với giá vào lệnh là 1,3200, thì mức cắt lỗ sẽ được điều chỉnh lên 1,3151.

Cách đặt lệnh Trailing Stop Loss trên MT4 và MT5

Lệnh Trailing Stop Loss đặc biệt hữu ích trong các thị trường biến động mạnh như hàng hóa, chỉ số và FOREX.

Nếu dùng nền tảng MetaTrader 4, trader có rất nhiều cách đặt lệnh cắt lỗ trailing stoploss. Đơn giản nhất là giữ cho mức cắt lỗ cách giá vào lệnh 1 khoảng nhất định.

Lệnh trailing stoploss MT4 là công cụ vô cùng hữu ích với các scalper. Admiral Markets không có khoảng cắt lỗ tối thiểu nên trader có thể thiết lập lệnh cắt lỗ trailing stop loss chỉ từ 1 pip! Trong các thị trường đầy biến động, đây là một điểm cộng vô giá. 

Cách đặt lệnh Stop Loss trong chứng khoán với chỉ báo ATR

Chỉ báo ATR (Average True Range) đo lường sự biến động của một công cụ tài chính trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, chỉ báo ATR sẽ đo lường 14 phiên giao dịch (ví dụ: 14 nến một giờ trên biểu đồ H1). Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, người ta cho rằng chỉ báo ATR được sử dụng cho phiên giao dịch 1 ngày.

Lệnh cắt lỗ với chỉ báo ATR do Charles Le Beau phát triển, giúp trader bắt kịp xu hướng và tránh trường hợp thoát lệnh giao dịch sớm.

Về cơ bản, phương pháp này kiểm tra các biến động giá bất thường. Lệnh Stop-loss với chỉ báo ATR MT4 sẽ xác định ‘phạm vi thực sự’ của các chuyển động giá trong khoảng thời gian nhất định. Trader có thể lấy giá trị ATR nhân với 3 để tìm ra mức Cắt lỗ hợp lý.

Cách đặt stop loss: Chiến lược cắt lỗ trong chứng khoán

Lệnh cắt lỗ stop loss được các chuyên gia đầu tư khuyến khích sử dụng trong giao dịch Forex. Sau khi thuần thục kỹ năng phân tích, trader có thể xây dựng chiến lược giao dịch theo hành động giá và áp dụng tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận một cách hợp lý. Trader có thể kết hợp nhiều chiến lược giao dịch và cách chơi chứng khoán để đạt lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, để quản trị rủi ro hiệu quả, trader cần thêm lệnh stoploss vào chiến lược giao dịch.   

Mỗi phong cách giao dịch phù hợp với một chiến lược stop loss khác nhau.Dưới đây là một số chiến lược stop-loss mà trader có thể sử dụng: 

💰 Cách đặt lệnh Stop Loss: Inside Bar và Pin Bar 

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu chiến lược giao dịch với inside bar và pin bar. Trước hết, lệnh stop loss phải phù hợp với chiến lược giao dịch mà trader đề ra. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí nhất định mà trader nên đặt lệnh cắt lỗ. 

Trong chiến lược giao dịch pin bar, lệnh cắt lỗ stoploss phải được đặt sau đuôi nến, dù cho đó là pin bar đảo chiều tăng hay đảo chiều giảm. Khi giá chứng khoán đạt tới điểm stop loss, thì các quy tắc giao dịch pin bar được thiết lập trước đó sẽ bị vô hiệu. Giá chứng khoán chạm tới điểm stop loss không phải dấu hiệu xấu. Nó cho trader thấy quy tắc giao dịch pin bar của họ chưa đủ mạnh.  

Ngược lại với cách đặt lệnh stop loss trong pin bar, inside bar cho phép trader đặt lệnh stoploss tại 2 vị trí. Trader có thể đặt lệnh stoploss đằng sau đỉnh hoặc đáy inside bar, hoặc đặt lệnh này đằng sau đỉnh hoặc đáy mother bar (nến mẹ). Cách đặt lệnh cắt lỗ phổ biến và an toàn hơn trong inside bar là đằng sau đỉnh hoặc đáy mother bar.  

Khi giá chứng khoán đạt tới điểm stop loss, thì các quy tắc giao dịch inside bar sẽ bị vô hiệu hóa. Cách đặt lệnh stop loss sau đỉnh hoặc đáy mother bar an toàn hơn vì bộ đệm (khoảng cách) giữa stop-loss và giá vào lệnh lớn hơn. Điều đó đặc biệt hữu ích với các cặp tiền tệ biến động khó lường vì bộ đệm (buffer) lớn hơn có thể giúp trader ở lại giao dịch lâu hơn. 

Giờ ta sẽ tìm hiểu cách đặt stop loss đằng sau đáy hoặc đỉnh inside bar. Cách đặt lệnh cắt lỗ này có tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận tốt hơn, nhưng nhược điểm của nó là vị thế giao dịch có thể bị đóng (stop out) trước khi quy tắc giao dịch mà trader thiết lập được kích hoạt (vì bộ đệm giữa stop-loss và giá vào lệnh nhỏ hơn).  

Do đó, cách đặt lệnh stop loss này mạo hiểm hơn. Để lựa chọn vị trí đặt lệnh cắt lỗ, trader phải dựa vào mức độ chấp nhận rủi ro, cặp tiền tệ mà mình đang giao dịch và tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận mong muốn.  

Như vậy, ta đã biết vị trí đặt lệnh cắt lỗ. Trong phần tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu các chiến lược stop-loss mà trader có thể áp dụng khi thị trường di chuyển theo xu hướng mong muốn.  

💰 Cách đặt stop loss order ”Set And Forget” hoặc ‘Hands Off’ 

Chiến lược stop loss forex thứ 2 là ”Set and Forget” hoặc ‘Hands Off’. Nguyên tắc của nó vô cùng đơn giản – trader chỉ cần đặt lệnh stop-loss và để thị trường tự chạy. Chiến lược ‘Set and Forget’ giữ điểm cắt lỗ ở 1 khoảng cách an toàn. Nhờ đó, trader hạn chế được rủi ro lệnh giao dịch bị đóng quá sớm.  

Cách đặt stop loss forex này giúp trader loại bỏ cảm xúc trong giao dịch, vì sau khi thiết lập thì trader không cần tương tác với nó nữa. Sau khi trader mở giao dịch và đặt lệnh cắt lỗ, thị trường sẽ làm nốt phần việc còn lại. Lệnh cắt lỗ này cực kỳ đơn giản và chỉ cần làm 1 lần duy nhất. Đây cũng là ưu điểm cuối cùng của nó.  

Chiến lược stoploss ‘Set and Forget’ tiềm ẩn rủi ro cao từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Nếu đặt cược 1 khoản tiền vốn, trader có khả năng mất toàn bộ số tiền này từ khi vào lệnh đến khi thoát lệnh. 

Với cách đặt lệnh stop loss này, trader không thể bảo vệ tiền vốn sâu hơn. Thực tế, khi sử dụng chiến lược stop-loss ‘Set and Forget’ hoặc ‘Hands Off’, trader thường có xu hướng dịch chuyển điểm stoploss nhiều hơn. Giữ nguyên lệnh dừng tại 1 vị trí nhất định tác động rất lớn đến cảm xúc của trader, kể cả với những trader dày dặn kinh nghiệm. Vì thế, ‘Set and Forget’ không phải chiến lược stop loss forex tốt nhất nhưng cũng là một lệnh cắt lỗ đáng quan tâm. 

💰 Cách đặt lệnh stop loss: 50% Stop-Loss 

Mặc dù chiến lược này liên quan đến việc giảm một nửa rủi ro, nhưng nó không nhất thiết phải chính xác là 50%. Lợi ích của chiến lược stoploss này là trader bắt đầu sử dụng thị trường để xác định số vốn cần được bảo hộ. Traders có thể áp dụng chiến lược  50% vào quy tắc giao dịch pin bar. Giả sử trader mở một nến pin bar đảo chiều tăng tại giá đóng cửa hoặc giá vào lệnh hàng ngày, và ngày tiếp theo, thị trường đóng cửa tại mức giá cao hơn giá vào lệnh hôm qua.  

Khi đó, thay vì dịch chuyển stoploss tới điểm hòa vốn hoặc giá đóng cửa – trader có thể sử dụng giá đáy trong ngày để giấu mức dừng lỗ. Ngay khi thị trường đóng cửa vào ngày thứ 2 vào lệnh, trader có thể sử dụng giá đáy làm nơi để giấu mức stop-loss. Điều đó cho phép trader giảm thiểu hơn 50% rủi ro, nhưng vẫn có thể tận dụng hành động giá đáy của ngày hôm trước. Nếu thị trường phá vỡ giá đáy của ngày hôm trước thì trader cũng không nên tiếp tục lệnh giao dịch đó nữa. 

Nguồn : Từ Internet

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận